Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Nghề promoter những điều cần biết


Nghề Promoter và những thăng trầm trong nghề. Vì sao? Dưới đây Mass sẽ nói thêm nhé ^_^
Nghề Promoter và những cái khó cho những bất cập?

Nghề promoterMass nghĩ ai làm nghề gì hay promoter điều có khởi đầu khó khăn. Biết đến nghề promoter này cách đây hơn ba năm và đây là những điều “Khó” mà Mass từng gặp trong lúc làm việc:

Thứ nhất đối với Mass là cảm giác ngại ngùng giao tiếp (vì lúc nó Mass ít nói và có mối quan hệ cũng không được nhiều như bây giờ) với người lạ về sản phẩm vì mình cứ tư vấn đi tư vấn lại thì vẫn hỏi hoài à nên dễ nổi tóa lúc này lắm nhé cái Tình Yêu (^_@)!

Thứ hai là việc sợ bị bạn bè cùng lớp phát hiện (nhất là tụi bạn thân sẽ trách là sao làm mà không rủ rê tụi tao, có gì anh em cũng chia sẽ mà có việc làm ngon lại không rủ “vì hầu như thằng nào bạn của Mass cũng là dân tỉnh như Mass vậy”) là mình làm thằng PB quảng cáo sp chạy đi chạy lại ở khắp nơi


                                       Sampling Kiwi Zespri at Metro An Phu 2012

Thứ ba nữa là sợ những người bạn khác trong lớp nói nhiều điều không hay về nghề này….!

Thứ tư là sợ gia đình biết mình không lo đi học hành mà bỏ thời gian vào làm công việc này, đến đây thì Mass nhớ lại lời mẹ mình vừa khóc vừa nói với Mass “Cha mẹ nuôi nổi con ăn học 12 năm và học Đại học mà chứ đâu phải không có khả năng đâu mà con phải đi làm rồi ảnh hưởng đến việc học”.

Thứ năm là đến sợ “Sếp” (Supervisor) trừ lương, trù dập khi mình đi trễ hay có làm gì đó mất lòng đến mấy “Sếp” này…!

Thứ sáu là sợ bị công ty giật lương!!! Vấn đề muôn thuở của những Agency Advertising làm ăn chộp giật.

Thứ bảy là sợ đột ngột bị thay người mặt dù mình không làm gì gây ra lỗi nghiêm trọng cả (đơn giản là vì Sup kêu “em út” vào làm thay mình)

Thứ tám là đánh đổi thời gian học và thời gian làm cho hợp lý nhưng đâu phải mình muốn gì là được vậy đâu… Bởi vậy mà có câu: “Ăn cơm chúa mà múa tối ngày” đó thôi! Đôi lúc cũng cúp học cúp thi vì đã trót nhận làm chương trình (thế người thì mất uy tín) mà bỏ học bỏ thi thì thiệt thòi cho mình… nhất là khi phải thi lại cùng một lớp khóa dưới toàn những người xa lạ và khó hỏi bài được (^_^).
Những nỗi sợ thì muôn hình vạn trạng không sao mà kể hết được…Haiz!

Phần trên là những khó khăn của người làm “Lính” và dưới đây là những khó khăn của người làm “Sếp”.
Làm PB được gần 1 năm và có nhiều học hỏi từ cái vị “Sếp” đi trước công với cái Mass là sv năm ba ngành Quản Trị Kinh Doanh và có chút chút hiểu biết về quản trị (Nhân sự hihi) thì Mass được cất nhắc lên vị trí “Sếp”. Nói Sếp thì nghe cho oai với bà con chứ thật ra thì cũng chả khác gì là thằng culi nhưng được tiếng cao cấp hơn PB và ít tương tác với KH hơn so với khi làm PB. Nhiệm vụ chính yếu của Mass và những “Sếp” khác là điều phối team hoạt động trơn tru trong khi làm chương trình. Nhưng đâu phải lên “Sếp” là đã hết khó khăn vị trí mới có khó khăn và thách thức mới

Đầu tiên là việc quản team hix một công việc tưởng chừng như đơn giản khi còn làm PB thì thấy mấy thằng “Sếp” chỉ ngồi café ngó qua ngó lại mà chả làm gì…! Nhưng khi quản thì sẽ có biết bao là việc phải làm: nào là liên hệ đối tác, quản lý giờ giấc làm việc PGs, PBs (phải đến sớm để còn có cớ mà hối người khác chứ). Rồi đến việc phân chia giờ nghĩ ngơi, mà nhất là vấn đề xin về sớm mặc dù còn 10, 15 phút nữa thôi. Cứng ngắt quá thì các Tình Yêu ghét mà dễ quá thì các Tình Yêu lừng. Đến lúc này thì việc quản lý cũng trở thành nghệ thuật đó ak :D

Thứ hai chắc là việc bị đối tác ăn hiếp đây cũng là điều mà mấy Agency yếu trong giao tiếp đàm phán thường gặp và những Agency mạnh hay thường làm cũng vẫn bị vì đơn giản là mình làm trên Field của người ta thì mình là khách và chủ đặc đâu thì ngồi đó chứ…! Đến đây thì sẽ có hai thái độ với việc này bị “ăn hiếp” này là phản ứng lại với đối tác công ty để dành cái đúng(Cái này Mass cũng từng làm vì thiếu kn và phần thiệt thì các bạn cũng biết rồi hen) hoặc là chia sẽ cái khó khăn của nhau và cùng ngồi lại tâm sự (giống như “win – win” trong các lý thuyết kinh doanh).

                               Lúc tận hưởng khi bộ máy đã đi vào guồng..^^

Thứ ba thì chắc là việc bị khách hàng complain…Vấn đề muôn thuở đối với các nhãn hàng vì đa phần các Agency đều là người thi hành những idea của các nhãn hàng nên việc đặt dc 100% như ý muốn của khách hàng là không xảy ra rồi! Cái này thì Mass dám cá không có nhãn hàng hoàn toàn hài lòng về idea mình được thực hiện (Cái này thì người ta cũng dự tính hết cả rồi).

Thứ tư là chắc complain của người tiêu dùng về sản phẩm cái này cũng không tránh khỏi mặc dù mình không còn tương tác trực tiếp với họ nữa nhưng mình làm “Sếp” thì thông tin về sản phẩm chỉ có thể nắm hơn hoặc là bằng với các Promoter thôi.

Thứ năm là báo cáo chẳng phải vì sao mà Mass nói người “Sếp” là người đi sớm và về trễ hơn mọi người trong team ở phần trên. Khi mà các Tình Yêu nào lỡ làm các chương trình khảo sát ý kiến thì việc phân loại tổng hợp và báo cáo là phần nhức đầu nhất đối với cái “Sếp mới”…Hi

Nghề gì, Ngành gì hay bất cứ công việc gì thì nó cũng có cái vui cái buôn hết nên chỉ có người yêu nghề mới ĐU ĐEO với nó được còn không thì khó. (không phải tự nhiên mà tuổi thọ người làm nghề promoter chỉ từ 2-5 năm thôi đó sao).

Bài tiếp theo Mass sẽ viết về những khâu khác của nghề Event từ khâu lên plan đến khi start tại Field và sau khi kết thúc.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét